Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Những điều cần tránh khi dùng máy xông mũi họng

Xông mũi họng có hiệu quả rõ rệt trong điều trị một số bệnh lý hô hấp. Nói vậy không có nghĩa là trường hợp nào cũng dùng được phương pháp này. Sử dụng máy xông mũi họng tùy ý không theo chỉ định cũng có thể gây ra hậu quả khó kiểm soát.
Xông mũi họng là phương pháp hay được dùng để điều trị một số bệnh viêm đường hô hấp. Các trường hợp cần sử dụng máy xông mũi họng như viêm mũi họng, hen suyễn, viêm xoang, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính…Thay vì đến bệnh viện, phòng khám để được xông thuốc thì hiện nay bệnh nhân cũng có thể tự điều trị tại nhà bằng máy xông mũi họng hay gọi là máy khí dung.

Máy xông mũi họng rất tiện dụng với những người bị các bệnh về mũi - họng, nhưng nếu dùng tuỳ tiện có thể gây hại cho sức khoẻ. Sau đây là một số điều cần phải tránh khi dùng phương pháp này:

- Không được tự ý xông mũi họng bằng máy khí dung mà chỉ thực hiện khi được bác sĩ điều trị chỉ định. 

- Không tùy ý sử dụng thuốc, liều lượng thuốc mà tuyệt đối phải theo toa thuốc của bác sĩ. Bởi nếu quá lạm dụng, sử dụng đơn thuốc trong thời gian dài và dùng không đúng có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thuốc và hệ lụy phản ứng phụ thuốc.

- Thông thường, mỗi lần xông không nên lâu hơn 15 phút. Khi xông thuốc, cần chọn cho mình tư thế ngồi thẳng và thoải mái. 

- Nếu sau khi xông mà bệnh không tiến triển hơn hoặc người bệnh có triệu chứng ù tai, chóng mặt, nghe kém, khô rát họng cần dừng ngay và đến gặp bác sĩ của bạn.

- Tránh bụi bẩn, nấm mốcvi khuẩn theo đường xông vào cơ thể gây bệnh.Nên vệ sinh máy xông thường xuyên, nhất là bộ phận lọc không khí, đường ống dẫn khí.

- Nên chọn các loại máy xông mũi họng chất lượng của nhà nhập khẩu đáng tin cậy, thương hiệu uy tín. Vì một số sản phẩm máy xông có nguồn gốc không rõ ràng, hàng trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo an toàn vệ sinh không mang lại hiệu quả mà còn nặng thêm.

Xông khí dung là phương pháp điều trị bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp. Máy sẽ chuyển thuốc thành dạng sương mù, giúp thuốc đọng lại trên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản cho hiệu quả nhanh và giảm đi tối đa phản ứng phụ của thuốc.

Nguồn: tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét