Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Giải đáp thắc mắc cho người dùng máy đo huyết áp tại nhà

1. Nên đo huyết áp cổ tay hay bắp tay?
 
Máy đo huyết áp cổ tay sử dụng tiện lợi hơn vì kích thước nhỏ gọn mà vẫn đảm bảo đủ các chức năng đo như huyết áp bắp tay. Tuy nhiên loại cổ tay, người đo cần thực hiện chuẩn xác các yêu cầu đo huyết áp đúng cách, nếu không làm đúng sẽ cho kết quả sai lệch. Với người cao tuổi thường kèm theo các vấn đề liên quan đến tim mạch vì thế nên chọn máy đo huyết áp bắp tay để đo được kết quả chính xác hơn.

2. Nên đo huyết áp khi nào?
 
Chỉ nên đo huyết áp 1-2 lần trong ngày và phải cùng thời gian giữa các ngày. Ví dụ như buổi sáng thức dậy hay thời gian nghỉ vào buối tối trước khi ngủ. Tránh đo quá nhiều lần trong ngày vì khoảng dao động huyết áp trong ngày là khá lớn.

3. Đo huyết áp ở tay trái hay tay phải?

Đo huyết áp ở tay trái hay tay phải tốt hơn cũng là một vấn đề nan giải đối với nhiều người khi sử dụng máy đo huyết áp điện tử. Lời khuyên tốt nhất bạn nên thực hiện đo huyết áp một vài lần ở cả 2 tay. Sau đó so sánh tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn thì bạn nên tiếp tục kiểm tra huyết áp ở các lần sau đó.

6. Muốn đo huyết áp lần kế tiếp phải đợi bao lâu?
 
Sau khi đo xong, nếu bạn muốn kiểm tra lại huyết áp của mình nên đợi ít nhất 2-5 phút trước khi tiếp tục đo lần nữa. Xả áp suất vòng bít trong khi chờ đợi để không ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu.

3. Bạn có vấn đề về tim mạch. Có thể dùng máy đo huyết áp thay thế máy theo dõi nhịp tim?
 
Các loại máy đo huyết áp đều có chức năng đo và theo dõi nhịp tim cho bạn. Hiện nay trên thị trường có nhiều máy đo huyết áp điện tử tự động được thiết kế màn hình hiển thị các chỉ số đo gồm huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và nhịp tim. Máy còn phát hiện và cảnh báo hiện trạng báo loạn nhịp tim.
Sự dao động và thay đổi của huyết áp

 
7. Các yếu tố ảnh hưởng làm sai lệch kết quả đo huyết áp?
 
- Quấn vòng bít ở cổ tay hoặc bắp tay quá chật. Đeo vòng bít không đúng theo hướng dẫn.
- Khi sử dụng máy đo huyết áp bắp tay, việc kéo tay áo lên quá chặt sẽ tạo áp lực làm ảnh hướng đến sự tuần hoàn máu ảnh hưởng kết quả đo. Những loại đồ chất liệu mỏng không ảnh hưởng đến độ chính xác.
- Khi đo bằng máy đo huyết áp cổ tay, vị trí đặt tay có vòng bít có sự chênh lệch độ cao so với tim làm sai lệch kết quả đo. Điều chỉnh vị trí đặt tay có vòng bít ngang bằng với tim để có kết quả chính xác hơn.
- Di chuyển -  vận động - nói chuyện trong quá trình đo cho kết quả đo không chính xác.
Biểu đồ phân loại huyết áp theo WHO
 
5. Huyết áp thay đổi liên tục, có phải do máy đo sai?
 
Máy đo huyết áp điện tử đo bằng phương pháp dao động kế để dò tìm huyết áp. Phương pháp này đòi hỏi điều kiện tĩnh lặng. Bất cứ sự dao động nào cũng sẽ gây trở ngại đáng kể đến quá trình dò tìm.
 
Huyết áp thay đổi trong ngày là khá lớn nhưng sẽ dao động trong khoảng trung bình tuỳ thuộc vào thể trạng tâm sinh lý của mỗi người. Huyết áp chính xác trong điều kiện như sau: 
 
- Đo huyết áp được thực hiện ở cùng các thời điểm giống nhau trong ngày
- Khi trạng thái tinh thần thoải mái, yên tĩnh. Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo
- Ngồi thẳng hoặc tựa lưng ghế trong môi trường yên tĩnh khi đo.
- Không ăn, không hút thuốc hoặc hoạt động gắng sức trước khi đo
- Thực hiện các thao tác sử dụng máy đo huyết áp đúng cách theo hướng dẫn.
Ngồi thẳng khi đo huyết áp, đặt tay có vòng bít ngang bằng với tim

Theo sieuthiyte.vn tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét