Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng với tỏi

Tỏi là một phụ gia quen thuộc trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, tỏi còn là một trong những loại thuốc tự nhiên diệu kỳ nhất mà con người còn lưu giữ cho tới ngày nay. 

Công dụng của tỏi

Trong tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên allicin có tác dụng tiêu diệt các virut gây bệnh, tinh dầu tỏi có nhiều chấy glucogen, aliin, fitonxit giúp sát trùng, chống viêm nhiễm. Tỏi dùng để điều trị các bệnh về viêm nhiễm ở ngoài da, các bệnh về tiêu hóa và hô hấp đem lại hiệu quả bất ngờ.

Từ xa xưa, mọi người đã biết tỏi để chữa bệnh cúm. Tỏi cũng được dùng để tăng sức bền và còn là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm cholesterol trong máu, ngừa ung thư và giảm huyết áp.

Tỏi còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, hạn chế nguy cơ nghẽn động mạch và giảm thiểu nồng độ cholesterol. Ngoài ra, tỏi còn có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.


Tỏi rất an toàn dù ở bất kỳ hình thức nào (nguyên tép, giã...). Tuy nhiên, chỉ nên dùng khoảng 1 hoặc 2 tép tỏi hằng ngày thì sẽ rất tốt cho sức khỏe của mình. Bạn có thể sử dụng tỏi tươi hay tỏi bột để thêm vào các món súp, thịt, rau hay salad, hoặc thậm chí ăn sống.

Các bài thuốc trị viêm mũi dị ứng với tỏi

Có thể ăn tỏi tươi để chữa viêm mũi dị ứng. Nên dùng khoảng 2 tép tỏi trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi và hắt hơi được cải thiện đáng kể.

Rượu tỏi

Cách làm: Tỏi đã bóc vỏ đem thái nhỏ hoặc giã nát, cho vào chai ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng, để chỗ thoáng mát trong 10 ngày và thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu sẽ chuyển từ màu trắng sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối với liều lượng khoảng 40 giọt (1 muỗm cafe).

Tỏi và dầu vừng

Cách làm: Có thể dùng tỏi giã ra rồi vắt lấy nước, trộn đều với dầu vừng nửa nọ, nửa kia. Dùng nước muối để vệ sinh mũi, lau sạch và dùng bông thấm thuốc này nhét vào mũi.

Tỏi và mật ong

Cách làm: Ép tỏi lấy dịch, 1 chút mật ong, pha theo tỷ lệ 1 phần dịch tỏi, 2 phần mật ong. Hòa đều vào nhau rồi thấm vào bông gòn (đừng nên thấm quá ướt) và nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần.

Lưu ý: Ăn một số lượng lớn tỏi tươi, nhất là vào lúc đói có thể gây cảm giác khó chịu, đầy chướng bụng, buồn nôn, ỉa chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Đắp tỏi tươi có thể gây cảm giác rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước tại chỗ. Ngoài ra, việc dùng viên tỏi kéo dài có thể gây giảm đường huyết trong một số trường hợp.

Nguồn tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét