Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm?

Tiểu đường là một hội chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể, dẫn đến tăng đường huyết do không sản xuất insulin (nội tiết do một loại tế bào của đảo tụy tiết ra nhằm giúp gan dự trữ đường dư, giúp đường huyết giảm sau bữa ăn), sản xuất insulin không đủ hoặc giảm tác dụng sinh học của insulin lên tế bào đích.




 
Nhóm người có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ nhiều nhất vẫn là những phụ nữ béo phì và có chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ chia làm hai loại: Trước thai kỳ - tức người đã biết có bệnh trước khi mang thai, đang được theo dõi điều trị và trong thai kỳ - đái tháo đường do thai gây ra.
 
Tiểu đường do thai gây ra là tình trạng biến dưỡng đường vốn bình thường trước đây trở nên rối loạn khi mang thai và trở về bình thường sau sinh khoảng 6 tuần. Sự rối loạn biến dưỡng này gây nên bởi ảnh hưởng của các nội tiết thai kỳ như progesteron, estrogen, hPL (human placental lactogen)…

Bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi và người mẹ. Bện có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu muộn. Nếu mẹ bầu đang bị tiểu đường, cần kiểm soát theo dõi mức đường huyết và cân bằng dinh dưỡng hợp lý.
 
Mẹ bầu bệnh tiểu đường ảnh hưởng sức khỏe thai nhi
 
Nếu không kiểm soát lượng đường glucose thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Do phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thai đến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi. Bé của các bà mẹ bị bệnh tiểu đường có thể nặng đến 4kg khi sinh. Đó là lý do khi bé mới sinh mà có cân quá nặng thì bác sĩ phải nghi ngờ đến bệnh tiểu đường thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.
 
Con của các bà mẹ bị tiểu đường không bị bệnh tiểu đường. Thông thường, khi được “cho ăn” thì lượng đường huyết tự cân đối và bé không bị ảnh hưởng xấu. Mối lo ngại lớn nhất là trong 4-6 tiếng đồng đồ sau khi sinh là bé dễ bị chứng hypoglycaemia (hiện tượng giảm đường huyết). Do đó, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm sau khi sinh cho đến khi lượng đường huyết (BSL) được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.
 
Kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ?
 
Phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường không phù hợp. Để phòng các vấn đề sức khoẻ có thể xảy ra cho bé, các bác sĩ phải theo dõi bệnh tiểu đường và điều trị để kiểm soát đường huyết. Thông thường lượng đường trong máu của mẹ sẽ tăng cao hơn trước khi sinh con.
 
Nếu mẹ bầu đang bị tiểu đường cần kiểm tra đường huyết mỗi lần khám thai có thể sử dụng thiết bị kiểm tra máu tại nhà gọi là máy đo đường huyết. Máy được bán rộng rãi tại các của hàng dụng cụ y khoa.
 
Hãy ghi lại và đưa cho bác sĩ các kết quả lượng đường huyết khi đi khám bệnh. Các chuyên gia về bệnh tiểu đường sẽ giải thích về những vấn đề có liên quan đến việc xét nghiệm lượng đường huyết. Lượng insulin sẽ phụ thuộc vào lượng đường huyết và trong giai đoạn đầu điều trị sẽ rất cần thông tin này để điểu chỉnh lại liều lượng cần thiết.
 

Siêu Thị Y Tế _ Tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét